Bệnh Parkinson đang là nỗi lo lắng của nhiều người cao tuổi, nhất là các cụ già trên 60 tuổi, đây là độ tuổi dễ mắc bệnh Parkinson nhất và gây ra những huỷ hoại nghiêm trọng tới sức khoẻ thần kinh của người cao tuổi. Để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, chúng ta nên hiểu rõ về căn bệnh này.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiqMmngm-dj5YAXzzoHiA4rJFRE-kswKPpmjx1pq2QZ_WU9heT4Q44wRWy81hGBtdy_ViQH31HsK_xdQDmMVggWysk6VHyapkDfBkYy-IsrkF6IoTtOTPOconyczfyMwE7k76wX3EIL-Zs/s400/benh-parkinson-o-nguoi-gia.jpg) |
Bệnh Parkinson là nỗi lo của người cao tuổi |
Bệnh Parkinson là gì?
- Bệnh Parkinson là loại bệnh liên quan đến thần kinh, gây thoái hoá hệ thống thần kinh não bộ. Bệnh diễn biến chậm rãi từ từ nên khó có thể phân biệt nếu không để ý kỹ, thời gian càng dài bệnh càng phát triển mạnh hơn gây chết dần các tế bào trong não, cuối cùng là mất trí nhớ khả năng vận động cũng như suy nghĩ ở người cao tuổi.
- Người cao tuổi mắc bệnh Parkinson sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh hoạt và vận động cũng như tư duy suy nghĩ của họ, bệnh diễn biến âm thầm chậm rãi và bộc phát nặng cho đến khi mất trí nhớ hoàn toàn.
- Chúng ta đã hiểu và có khái niệm về căn bệnh này nhưng triệu chứng và biểu hiện của bệnh như thế nào?
Các biểu hiện của bệnh Parkinson:
Người cao tuổi mắc bệnh Parkinson thường có những triệu chứng cơ bản sau đây:
- Người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện nhỏ như run ở tay hoặc chân hoặc run cả tay và chân. Biểu hiện rõ nhất là run khi nghỉ ngơi. Điều này rất dễ nhận biết nếu bạn chú ý quan sát kỹ, đi tay hoặc chân thả lỏng ở chế độ nghỉ ngơi đột nhiên lại run liên tục, nhất là ở các ngón tay nhịp độ rung sẽ thấy rõ hơn.
- Khi người bệnh cầm nắm 1 vật gì đó các biểu hiện run tay chân sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên có hơn 15% những người mắc bệnh Parkinson lại không có những biểu hiện run tay chân trong suốt quá trình diễn biến của bệnh.
2. Cơ bắp tay chân bị cứng:
- Người có dấu hiệu mắc bệnh Parkinson sẽ có biểu hiện bị cứng cơ bắp thường xuyên, khó khăn trong việc xoay xở cổ, xoay trở người cơ lưng.
- Biểu hiện này sẽ rõ hơn khi bạn đang ngồi và đứng dậy hoặc đang nằm mà xoay trở cơ thể. Cử động các khớp tay khó khăn nhất là ở các ngón tay. Dáng người khi đứng sẽ có biểu hiện còng hay gù xuống.
3. Vận động chậm, khó khăn trong vận động:
- Bệnh nhân mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình vận động, mất rất nhiều thời gian cho quá trình khởi động cơ thể để làm các công việc đơn giản như: cài và mở nút áo, mang giày dép, làm các động tác công việc đơn giản.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjo8v6FQtcX3xrVbJmNTOdPeHxyOegwSrEgeRULGX0J0DYZi2gSBmy0K0_KHOFyUlCXJpN5zeSX5VvPPaCbERDHAdO6Sk5v3C_JOV_ZhHAkeT0GiGi-UoPCuOmvU7D2Ur0zAU9aMI7i_4c/s400/nguoi-benh-parkinson-rat-kho-viet-chu.jpg) |
Người bệnh Parkinson gặp nhiều khó khăn trong việc viết chữ |
- Gặp khó khăn trong vấn đề chữ viết, chữ viết nhỏ, ngoằn nghèo và xấu đi không theo hàng lối. Khả năng viết chậm lại nếu nặng thì hoàn toàn không thể cầm viết.
4. Gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng:
- Người mắc bệnh Parkinson sẽ gặp khó khăn trong việc đi đứng ngồi hay nằm. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong vận động, dẫn đến tình trạng rất dễ bị té, người cao tuổi nếu không chú ý sẽ gặp các tai nạn nguy hiểm. Nên hãy lưu ý nhé!.
5. Các triệu chứng khác:
- Giọng nói trở nên nhỏ và rất khó nghe, thường xuyên bị mất ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ dẫn đến trầm cảm và lo âu. Cơ thể đau nhức, ăn uống khó khăn hơn và cuối cùng là mất hoàn toàn trí nhớ và tri giác.
Trên đây là 5 biểu hiện của căn bệnh Parkinson, bạn hãy thường xuyên lưu ý ông bà cha mẹ có các biểu hiện này không để có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời để giảm thiểu mức độ bệnh gây lên người cao tuổi nhé.